10 loại rau củ quả tốt cho cơ thể:

Bí ngô (Bí đỏ):

– Được mệnh danh là nhà vô địch về hàm lượng sắt, kẽm, giàu vitamin, muối khoáng cũng như các axít hữu cơ tham gia vào sự hình thành của protein. Rất tốt cho sự phát triển của não bộ, tốt cho người bệnh huyết áp cao, sơ gan, giải độc chất heroin, hen xuyễn.

Rau ngót:

– Có lượng đạm cao, giàu chất vôi, nhiều vitamin C, K có tác dụng thanh nhiệt, trị cảm nhiệt, hỗ trợ điều trị đái tháo đường, táo bón, chảy máu cam, chữa sót nhau thai. Là thực phẩm lành tính dùng trong bữa ăn của những người phục hồi sau phẫu thuật vết thương.

Súp lơ:

– Là loại rau giàu protein, các axit amin, axit folic thúc đẩy nhanh quá trình tổng hợp ADN của tế bào, tăng số lượng tế bào, chứa nhiều acid alpha lipoic – chất chống oxy hóa giúp hòa tan chất béo vào nước và chất chống viêm.

Bắp cải:

– Có chứa nhiều chất béo có lợi cho não, Omega giúp cho sự phát triển trí não bộ, phòng bệnh ung thư vú ở phụ nữ, nước bắp cải tươi chữa bệnh loét da, ngăn ngừa bệnh tiểu đường, giảm cân, đau họng, đau khớp.

Dưa chuột:

– Chứa ít calo và rất nhiều nước là nguồn silica tuyệt vời – một khoáng chất vi lượng bổ sung sức mạnh cho các mô liên kết, chứa nhiều vitamin A, C và acid folic.

Cải xoăn:

– Là nhà vô địch trong tất cả những loại rau lá xanh siêu có lợi cho sức khỏe, có rất nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất chống oxi hóa và những hoạt chất sinh học khác nhau bao gồm isothiocyanates và indole-3-carbinol được chứng minh có thể trị ung thư.

Việt quất: 

– Khi nói đến giá trị dinh dưỡng của trái cây việt quất là nhà vô địch. Điểm nổi bật là thành phần chống ô xi hóa bao gồm anthocyanins và nhiều loại phytochemicals hiệu quả bảo vệ não cải thiện trí nhớ ở những người lớn tuổi, huyết áp ổn định và các dấu hiệu cholesterol xấu LDL bị oxi hóa cũng giảm, giúp trị ung thư.

Củ dền:

– Chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B6 và C, nhiều chất Fe, Ca, Mg, Cu, P, Na. Là nguồn cung cấp chất choline, acid folic, I, chất xơ và carbohydrates ở dạng đường tiêu hóa tự nhiên, là một loại thực phẩm có tính bổ máu, giúp cải thiện tình trạng thiếu máu, xơ vữa động mạch, huyết áp, loét dạ dày, táo bón, nhiễm độc, bệnh gan.

Phương pháp chế biến thức ăn:

Để giữ lại thành phần dinh dưỡng có trong rau, củ quả rất quan trọng. Sau đây là cách chế biến hiệu quả:

– Với các loại rau ăn củ nên thái thành miếng khá lớn giảm diện tích bề mặt lộ ra ngoài nhờ đó mà dinh dưỡng bên trong được giữ lại.

– Rau phải xào nhanh với lửa lớn, nên dùng ít dầu ăn để giữ nước. Cho rau vào chảo đảo qua rồi đậy vung để giữ được nhiệt thời gian nấu không quá 5 phút để tránh mất vitamin và các thành phần dinh dưỡng vặn nhỏ lửa để rau tự chín trong nước của chính nó.

– Khi luộc rau nên cho ít nước, khi nước sôi mới cho rau vào. Nếu luộc các loại rau ăn củ thì nên đậy vung để tránh mất vitamin cần nêm chút muối để giảm lượng dưỡng chất bị mất đi.